
Mình có làm một clip bằng tiếng Anh và có xen một phần nhỏ tiếng Việt để tóm tắt một điểm quan trọng của Nghị định 70 về kê khai hóa đơn thay thế/hóa đơn điều chỉnh khá dễ nhớ.

1. Nghị định 70 đã bỏ quy định về hủy hóa đơn điện tử lập sai.
2. Các bên khi lập hóa đơn thay thế hoặc điều chỉnh phải có văn bản thỏa thuận.
3. Có thể lập 01 hóa đơn để thay thế hoặc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn đã lập sai trong cùng 1 tháng, của cùng 01 người mua, kèm BẢNG KÊ HĐĐT đã lập sai.

1. Nếu sai MST, số tiền, thuế suất, tiền thuế, hàng hóa: Lập hóa đơn điều chỉnh hay thay thế và kê khai vào kỳ gốc.
=> Theo mình thì quy định này có phần không đồng nhất với Luật thuế GTGT vì theo Luật thuế GTGT số 48, nếu sai nhưng nếu khi kê khai hóa đơn điều chỉnh/thay thế vào kỳ gốc mà làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng/giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ sang kỳ sau thì có thể kê vào kỳ hiện hành.
=> Nên tham khảo ý kiến của cơ quan thuế.
2. Các trường hợp đặc biệt như sau, hóa đơn không bị sai nhưng do yêu cầu của Luật phải xuất hóa đơn điều chỉnh hoặc hóa đơn mới (Nhớ là các trường hợp này không xuất hóa đơn thay thế)

1. Quyết toán khối lượng công trình: Bên bán sẽ xuất hóa đơn mới để phản ánh chênh lệch.
2. Chiết khấu thương mại
3. Trả hàng: Bên bán hoặc bên mua có quyền xuất hóa đơn (Nếu bên mua xuất thì phải có văn bản thỏa thuận hoặc tài sản đã đăng ký quyền sử dụng cho bên mua)
4. Thu tiền trước sau đó hủy giao dịch: Lập hóa đơn điều chỉnh
=> 4 trường hợp nêu trên sẽ kê vào kỳ xuất hóa đơn điều chỉnh (adjustment invoice) đối với người bán và kê vào kỳ nhận hóa đơn (đối với người mua).
Tất cả các điểm trên đã được trình bày trong ebook của mình biên soạn khá rõ ràng, dễ hiểu. Các anh/chị/em/bạn có nhu cầu có thể tham khảo clip bên dưới và mua ebook phục vụ cho việc học và công việc.

