Câu 26: Chị cho em hỏi về thuế CIT Điều 6 TT 96: Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này). Câu này có nghĩa là trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì phải add back lại khoản này vào lợi nhuận trước thuế ở kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt phải không ạ? Em cảm ơn chị.
[Trả lời]:
Đúng rồi em nhé, theo câu chữ trong quy định thì khi phát sinh việc thanh toán không dùng tiền mặt thì không quay lại kỳ tính thuế cũ để điều chỉnh mà sẽ điều chỉnh trong năm phát sinh việc thanh toán luôn.
Ví dụ: Năm 2018 em đã kê khai hóa đơn này vào chi phí nhưng chưa thanh toán. Năm 2019 em phát sinh thanh toán bằng tiền mặt thì sẽ điều chỉnh dương chi phí này trên tờ khai CIT của năm 2019 chứ không quay lại điều chỉnh tờ khai năm 2018. Chị nghĩ đây là một quy định khá favorable cho người nộp thuế vì sẽ hạn chế tiền phạt chậm nộp.
Câu 27: Chị cho em hỏi câu 6a đề Dec2016, trong phần tính PIT liability from employment của Mr Tommy Morning, tại sao chỉ tính deduction cho Lewis (15t học VN) mà không tính cho cả Jennifer (19t, học tại US)?
The couple have two children, Jennifer aged 19 years and Lewis
aged 15 years. Lewis joined his parents in Vietnam, but Jennifer continued her college education in the US.
[Trả lời]:
Chỗ này chị cũng không hiểu cách examiner giải vì đề bài không cho dữ kiện là Jennifer có thu nhập hay không. Có thể họ assumed là có thu nhập nên không cho trừ deduction.
Nhắc lại điều kiện giảm trừ người phụ thuộc cho con trên 18 tuổi mình đã liệt kê trong ebook:
+ Trên 18 tuổi.
+ Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Câu 28: Theo như em đọc thì trong phần Thu nhập chuyển nhượng vốn bao gồm Thu nhập chuyển nhượng vốn góp và Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán nghĩa là khi tính thuế thu nhập cá nhân phải tách riêng vốn góp và chứng khoán đúng không ạ? Trong câu 2d đề June 2017 em xem phần Answer thì thấy Thu nhập từ chứng khoán bị đánh thuế 2 lần khi tính Thuế thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp và Thuế thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp có đúng không ạ ?
Câu em hỏi thì có hiểu logic là. Anh Hung Duong dùng số cổ phiếu (500,000 shares của Công ty ABC) và tiền mặt để góp vốn vào Công ty TNHH HD Co. Như vậy phần mà anh ấy góp vào công ty HD Co sẽ gồm hai phần: Tiền mặt + giá trị của 500,000 shares nè.
Do đó, khi anh Hùng Dương bán đi phần capital đã contribute vào công ty HD Co. thì sẽ phát sinh PIT on capital assignment. Đối với PIT on capital assignment thì đối với 2 loại hình công ty cách tính thuế sẽ khác nhau:
1/ Công ty cổ phần: 0.1% trên giá chuyển nhượng.
2/ Công ty TNHH: 20% trên gain (giá bán – giá mua).
Tuy nhiên case này đặc biệt ở chỗ là khi bán capital vì capital bao gồm shares nên sẽ phát sinh cả thu nhập từ chuyển nhượng cổ phiếu (0.1% trên giá chuyển nhượng shares) và sau đó lại tính tiếp 20% trên gain của chuyển nhượng công ty TNHH.
Em cứ hiểu logic rồi đề cho thế nào thì vận dụng thế ấy chứ đừng nhớ từng case sẽ dễ mixed up lắm nhé.