Bên dưới, Ad sẽ tổng hợp một số câu hỏi các bạn thành viên của GROUP FACEBOOK đã hỏi để mọi người tham khảo cách trả lời.
Câu 1: Dạ chị cho em hỏi câu 3 đề Dec 16, required c yêu cầu tính (1) the sales of listed treasury bills; and (2) the redemption of the treasury bills at their maturity date. Tại sao câu (1) lại dùng mức thuế là 0.1% trong khi câu (2) lại là mức thuế 5% mà không phải đều dùng mức thuế 0.1% vậy ạ
Trả lời: Khi bán listed treasury bills thì đây là thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán nên sẽ chịu thuế NTNN ở mức 0.1% (Giống với PIT nếu cá nhân chuyển nhượng chứng khoán cũng sẽ chịu thuế 0.1% trên doanh thu chuyển nhượng)(2) Khi em thu lại tiền từ treasury bills đến ngày đáo hạn, bản chất đây là khoản cho vay nên sẽ chịu thuế suất 5% nhé (5% CIT) và VAT không chịu thuế.
Câu 2: Accrued expense tới hạn không thanh toán thì mình adjust ntn ạ trong trường hợp trước và sau tax finalisation
Trả lời: Đối với accrued salary thì nếu thanh toán trễ hơn thời hạn nộp hồ sơ quyết toán CIT thì sẽ không được trừ chi phí accrued này. Đến khi thanh toán thì sẽ được trừ.
Ví dụ: Năm 2019 Công ty đã accrued chi phí lương là 2 tỷ. Đến hạn nộp hồ sơ quyết toán, Công ty vẫn chưa chi trả thì sẽ bị loại chi phí này ra trên tờ khai quyết toán thuế TNDN (Điều chỉnh dương + 2 tỷ trên tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2019). Bút toán kế toán là: Nợ Expense/ Có Accrual: 2 tỷ
Năm 2020, tháng 6 Công ty thực trả 2 tỷ này cho nhân viên: Nợ Accrual/ Có Cash: 2 tỷ thì 2 tỷ này sẽ được tính là chi phí được trừ của năm 2020 (Chú ý rằng trên sổ sách kế toán của năm 2020 không ghi nhận chi phí này) nên trên tờ khai thuế TNDN 2020 sẽ có điều chỉnh âm (- 2 tỷ).
Đối với các loại accrued expenses khác, thông thường sẽ loại ra khỏi quyết toán thuế TNDN và sẽ đưa vào chi phí được trừ vào năm sau khi đã có hồ sơ, chứng từ đầy đủ.
Ví dụ: Năm 2020 là năm đầu tiên công ty thành lập và có accrued consulting expenses là 1 tỷ. Khi làm quyết toán thuế TNCN năm 2020, Công ty đã loại 1 tỷ ra khỏi chi phí được trừ. Số dư của tài khoản Accrual của năm 2020 là 1 tỷ
Năm 2021, khi có chứng từ như hóa đơn, giả sử hóa đơn chỉ có 800 triệu, Công ty sẽ hạch toán như sau:
Dr. Accrual: 1,000
Cr. Expenses: 1,000 => Bút toán này sẽ làm tăng doanh thu của năm 2021 hoặc mọi người hiểu đơn giản rằng khi nhìn tổng quát 2 năm thì sẽ không xuất hiện khoản expenses này , trong khi đó về mặt thuế khoảng 1 tỷ này đã được điều chỉnh ở tờ khai của năm ngoái, do đó, năm nay phải điều chỉnh âm 1,000.
Ghi nhận chi phí dựa vào hóa đơn, chứng từ:
Dr. Expenses: 800
Cr. Payables: 800 => Không điều chỉnh gì cả vì đây là chi phí có hóa đơn chứng từ và là chi phí được trừ.
Giả sử năm nay Công ty cũng có thêm khoản chi phí Accrual giả sử 500tr thì các điều chỉnh như sau sẽ xuất hiện trên tờ khai thuế:
Dr. Expenses: 500
Cr. Accrual: 500
Như vậy các điều chỉnh sẽ như sau:
Accounting profit before tax: xxx
Incremental adjustment: 500 (Đây là chi phí accrual của năm nay)
Decremental adjustment: -1,000 * (Đây là chi phí accrual đã loại ra tờ khai thuế TNDN năm ngoái, năm nay khoản này cũng đã được revert khỏi chi phí do đó, cần phải điều chỉnh âm)
Câu 3: Theo điều 17 quyết định 595/QĐ-BHXH, ngày 14 tháng 4 năm 2017, quy định về đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế, trong quyết định không phân biệt người VN hay người nước ngoài. Nhưng trong đáp án câu 6 đề thi Jun 2020 của ACCA thì không có khoản deductible cho heathy insurance. Anh/chị có thể chia sẻ thêm thông tin với mình về vấn đề này được không?
Theo chị hiểu là đề bài không đề cập đến expat này có KÍ hợp đồng lao động với Việt Nam nên họ không tính các loại bảo hiểm bắt buộc như BHYT.
Expat đến Việt Nam có thể làm việc dưới Thư bổ nhiệm (Assignment Letter) hoặc Hợp đồng lao động. Nếu làm việc theo HĐLĐ mới bắt buộc đóng bảo hiểm.
Câu 4: Đề June 2018, câu 6: theo đáp án thì phần thuế pit nộp tại New Zealand của mr Lukuka không được khấu trừ khi tính PIT tại Việt Nam, nhưng theo DTA thì được khấu trừ khi tính PIT tại VN mà chị nhỉ. Chị giải thích giúp em phần này với ạ. Em cảm ơn chị.
Nếu em có ebook của chị viết có thể đọc lại phần DTA. Cơ bản là để xin PIT exemption under DTA thì cá nhân phải là cá nhân không cư trú. Theo đề bài thì anh này là cá nhân cư trú của Việt Nam trong cả hai năm tính thuế 2016 và 2017 nên không thỏa mãn điều kiện để áp dụng DTA nhé.
Cho dù không áp dụng được DTA thì luật Việt Nam vẫn cho phép cá nhân cư trú có thể khấu trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài trên FOREIGN SOURCED INCOME (Thu nhập có nguồn gốc từ nước ngoài). Ví dụ: Expat được cử làm giám sát ở VN đồng thời có thực hiện/đảm nhiệm vị trí ở nước ngoài và thu nhập của ông ta có thể tách ra được phần nào là thu nhập do đảm nhiệm vị trí ở VN, phần nào do đảm nhiệm vị trí ở nước ngoài. Vì expat này là cá nhân cư trú của VN nên sẽ chịu thuế trên THU NHẬP TOÀN CẦU, do đó đối với phần thu nhập ở nước ngoài sẽ nộp thuế cả hai nơi (VN và quốc gia kia), và luật VN cho phép được khấu trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài vào số thuế phải nộp của VN.
Quay trở lại bài này thì đề bài có nêu:
During his assignment in Vietnam, Mr Lukuka received a salary of USD18,000 per month from PGS Co, from which PGS Co deducted New Zealand tax of USD5,000 per month and paid the remainder directly into his account in New Zealand.
Như vậy, thu nhập mà anh này nhận được (cho dù trả ở VN hay ở New Zealand, do ai trả) thì đây cũng là thu nhập có được do anh này được bổ nhiệm làm việc ở VN nên sẽ có rủi ro bị xem là thu nhập phát sinh tại Việt Nam (không phải là foreign sourced income) và do đó sẽ không được khấu trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài.
Bài giải có mở rộng thêm một câu là anh ấy có thể xem xét là xin khấu trừ số thuế đã nộp ở Việt Nam tại New Zealand nếu luật của New Zealand cho phép).
Câu 5: Chị cho em hỏi với ạ, trong trường hợp nào thì dịch vụ bảo hành của hàng hóa phải chịu thuế nhà thầu nước ngoài ạ. Tại em làm pass exam có case về FCT đề December 2017 thì bảo hành 1 năm hàng hóa sẽ chịu CIT 5% ạ. Còn đề June 2017 thì theo 1 case FCT là bảo hành 1 năm hàng hóa sẽ không thuộc đối tượng của FCT ạ. Em cảm ơn chị ạ.
[Trả lời]: Căn cứ theo Thông tư 103 về các trường hợp không chịu FCT bao gồm:
– Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).
– Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến hàng hóa cho đến điểm giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu Việt Nam (kể cả trường hợp giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam có kèm điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán).
Do đó, nếu như nhà thầu nước ngoài bán hàng hóa mà địa điểm giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài hay Việt Nam và thỏa mãn điều khoản rủi ro đồng thời contract có quy định điều khoản bảo hành là trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán (mình đang hiểu ví dụ khi mọi người mua điện thoại thì sẽ được bảo hành miễn phí trong vòng 2 năm chẳng hạn) và bảo hành này không tính phí thì sẽ không thuộc đối tượng chịu thuế NTNN.
Trường hợp trong past exam mà em nêu, đây là một dịch vụ riêng biệt và có giá trị quy định nên sẽ không thuộc trường hợp nêu trên và phải chịu thuế NTNN.