Tiếp theo Phần 1 trình bày khái niệm về ưu đãi thuế thì Phần 2 sẽ trình bày về Ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng
Phần 2- Ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng
Thế nào là đầu tư mở rộng. Để giúp mọi người dễ hiểu, mình lấy một ví dụ một công ty đang hoạt động xây thêm một dây chuyền mới, vậy câu hỏi đặt ra: Phần thu nhập tăng thêm từ dây chuyền này có được hưởng ưu đãi hay không.
Theo định nghĩa của Thông tư 78/2014/TT-BTC (Thông tư 78) và Thông tư 96/2015/TT-BTC thì có thể hiểu đầu tư mở rộng để xem xét được hưởng ưu đãi là:
“Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động như mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (gọi chung là dự án đầu tư mở rộng)…”
(Nói thế thôi chứ trên thực tế vẫn cãi nhau giữa Đầu tư mở rộng và Đầu tư thường xuyên nhưng ở môn F6 thì mình cũng chưa thấy đề ra đầu tư thường xuyên bao giờ) nhưng gói gọn ở bài viết này để cho đơn giản mình sẽ chưa đề cập đến đầu tư thường xuyên nhé.
Như vậy, đến lúc này chúng ta sẽ xét tiếp liệu phần đầu tư mở rộng của Công ty (giả sử rằng dự án đầu tư mở rộng này đầu tư vào lĩnh vực hoặc địa bàn được ưu đãi) có đáp ứng một trong 03 tiêu chí bên dưới hay không:
1/ Giá trị TSCĐ tăng thêm đạt TỪ 20 tỷ trở lên (mình dùng TỪ nghĩa là >=20 tỷ) đối với ưu đãi ngành nghề và từ 10 tỷ trở lên đối với ưu đãi theo địa bàn (khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn)
2/ Tỷ trọng nguyên giá TSCĐ tăng thêm từ 20% (so với tổng nguyên giá TSCĐ trước đầu tư)
3/ Công suất thiết kế tăng thêm từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kỹ thuật
(Thường thì mình nhớ 3 key words là: Giá trị TSCĐ, Tỷ trọng nguyên giá và Công suất)
Đối với ưu đãi của đầu tư mở rộng thì sẽ dự án đầu tư mở rộng có thể được hưởng một trong hai loại ưu đãi sau:
1/ Ưu đãi như dự án mới (Chỉ được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế). Trong thông tư, họ dùng thuật ngữ đây là : ưu đãi theo diện đầu tư mở rộng
2/ Hưởng ưu đãi theo dự án gốc (Thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế). Đây là worst case nhé mọi người, thường thì doanh nghiệp nếu đã đạt được điều kiện xem là dự án đầu tư mở rộng thì sẽ muốn được xem như là dự án mới và hưởng ưu đãi như dự án mới.
Chú ý rằng nếu phần đầu tư mở rộng nếu không đáp ứng 3 tiêu chí trên thì chắc chắn phải chọn ưu đãi thuế theo dự án gốc.
Quay lại câu hỏi làm sao để xác định được thu nhập từ phần đầu tư mở rộng này (Nếu Công ty chọn hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế theo dự án mới thì dự án đầu tư mở rộng sẽ được hưởng ưu đãi KHÁC với dự án đang hoạt động), đó là lý do mọi người phải làm sao tách ra được doanh thu và chi phí tính thuế tương ứng với phần đầu tư mở rộng này
Thông tư 78 hướng dẫn cách tách ra như sau
“Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại thì thu nhập từ hoạt động đầu tư mở rộng xác định theo tỷ lệ giữa nguyên giá tài sản cố định đầu tư mới đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trên tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp.”
Như vậy có thể hiểu là:
Taxable income attributed to business expansion (Thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng) = Historical cost of expansion (Tỷ lệ nguyên giá TSCĐ đưa vào sử dụng sản xuất, kinh doanh) / Total historical of fixed asset used for production (Tổng Nguyên Giá Tài Sản Cố Định Của Doanh Nghiệp)