Theo quy định thì Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm luôn cả trường hợp hàng hóa và dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân nước ngoài) ngoại trừ các trường hợp không chịu thuế GTGT quy định tại Điều 4 của Thông tư 219 mà sẽ được phân tích ở phần sau.
Như vậy, qua thực tế, chúng ta có thể thuế GTGT được tính như sau:
1/ Đối với Công ty thành lập và hoạt động tại Việt Nam: thuế GTGT được tính trên hàng hóa dịch vụ cung cấp và tiêu dùng tại Việt Nam
2/ Đối với Công ty nhập khẩu: Thuế GTGT sẽ tính trên trị giá tính thuế (dutiable value) và Công ty nhập khẩu sẽ phải nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT phát sinh cùng với nhau. Mọi người có thể tham khảo chứng từ nộp tiền như hình dưới.
3/ Đối với dịch vụ nhập khẩu (hay có thể hiểu là dịch vụ mà do tổ chức, cá nhân nước ngoài cung ứng) thì lúc này sẽ được thu qua cơ chế thu thuế nhà thầu nước ngoài. Mọi người có thể nhớ lại kiến thức về thuế nhà thầu gồm hai phần: Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế Giá trị gia tăng. Thuế suất tương ứng áp dụng thì mọi người phải tham khảo quy định về thuế nhà thầu.