Hi mọi người,
Một số bạn có mua sách học F6 do mình biên soạn có một số thắc mắc liên quan đến các khái niệm của PIT. Dù trong sách mình cũng ghi khá đầy đủ và kỹ theo cách dễ hiểu, bài viết này mình cũng sẽ trình bày lại các khái niệm này để mọi người nắm rõ hơn và dễ học hơn.
1/ Lương Gross: Lương Gross chính là lương bao gồm thuế TNCN và bảo hiểm bắt buộc mà người lao động phải đóng. Trong bài thi, mọi người có thể bắt gặp các thuật ngữ như sau để thể hiện đó là lương Gross: Người lao động sẽ chịu trách nhiệm về thuế TNCN và bảo hiểm bắt buộc hoặc Lương đã bao gồm thuế TNCN và bảo hiểm bắt buộc. Ví dụ: Nếu lương của người lao động là 30.000.000, thì thu nhập thực nhận (Net-take-home) sẽ ít hơn 30.000.000 (Vì Net take home = Lương Gross – bảo hiểm bắt buộc phải đóng – Thuế TNCN)
2/ Lương Net: Ở đây mọi người cần lưu ý 2 khái niệm:
(i) Lương net thuế nhưng gross bảo hiểm: Tức là người lao động sẽ KHÔNG chịu trách nhiệm về thuế TNCN (Công ty sẽ đóng cho người lao động) nhưng sẽ chịu trách nhiệm về bảo hiểm. Ví dụ mà mình ví dụ trong bảng tính cũng như Thông tư 111 đang rơi vào trường hợp này. Một số bài thi ACCA cũng có những case thế này. Ví dụ: Người lao động có lương Net là 30.000.000 và phải đóng bảo hiểm là 1.500.000 => Lương net-take-home: 30.000.000 – 1.500.000
Ví dụ thì mình đã trình bày rõ trong file bài giảng của mình (File: Ví dụ tính thuế TNCN đối với lương NET – Theo vi du cua Thong Tu 111 (2)):
https://drive.google.com/drive/u/1/f…y8rQYMFcT8sV8-
(ii) Lương net toàn bộ: Tức là người lao động sẽ không quan tâm đến bảo hiểm và thuế TNCN, chủ lao động sẽ chịu toàn bộ. Đây là trường hợp quyền năng nhất. Ví dụ: Người lao động có lương net là 30 triệu đồng (Net thuế + bảo hiểm) nên net take home sẽ đúng bằng 30.000.000
3/ Thu nhập chịu thuế (Taxable income):
(i) Trong trường hợp lương gross: Thu nhập chịu thuế sẽ bằng = gross income – Thu nhập không chịu thuế (Non-taxable income). Ví dụ: Trong 30.000.000tiền lương gross, có 730.000 là tiền cơm trưa thì thu nhập chịu thuế sẽ là = 30.000.000 – 730.000 (Non-taxable income). Nếu như không có thu nhập không chịu thuế thì Gross income đúng bằng taxable income.
(ii) Trong trường hợp lương Net: Phức tạp hơn là mọi người phải áp dụng công thức để quy đổi net thành gross
Nếu lương net thuế, gross bảo hiểm (A): Thu nhập quy đổi (B) sẽ là: A – GTGC – bảo hiểm bắt buộc = B, Thu nhập chịu thuế = grossed up (B) + Giảm trừ gia cảnh + bảo hiểm bắt buộc
Mọi người áp dụng công thức Gross up lên B nhé
Nếu lương net thuế, net bảo hiểm (A): Thu nhập quy đổi (B) sẽ là: A – GTGC = B, Thu nhập chịu thuế = grossed up (B) + Giảm trừ gia cảnh.
Mọi người áp dụng công thức Gross up lên B nhé
4/ Thu nhập tính thuế (Assessable income):
(i) Trong trường hợp lương gross: Assessable income = Taxable income – Bảo hiểm bắt buộc – Giảm trừ gia cảnh
(ii) Trong trường hợp lương net: Mọi người quay lại Mục 3 phía trên thì Grossed-up (B) chính là assessable income (cho cả 2 trường hợp net thuế và gross/net bảo hiểm). Hoặc mọi người cứ lấy taxable income – các khoản giảm trừ (như bảo hiểm bắt buộc và/hoặc giảm trừ gia cảnh) cũng ra assessable income.
5/ Average assessable income: Khi làm quyết toán (Tức là tính ra số thuế phải nộp cả năm tính thuế), mọi người phải tính ra được average assessable income bằng cách lấy Assessable income /12 và áp công thức PIT lên average assessable income này.
Mình sẽ giải mẫu vài bài ACCA dựa trên các khái niệm trên, các template đã đưa và cung cấp cho các bạn đã mua sách vào google drive sau nhé.