Đây là một tình huống khá hay của Đề June 2017 câu số 5.3. Nay mình đưa ra ý kiến của mình để mọi người tham khảo và bàn luận.
[IMG]https://i.imgur.com/5GEjQDL.jpg[/IMG]
Đây là một case không chỉ gặp ở đề thi mà còn trên thực tế nữa. Các bạn nào làm kế toán/kiểm toán cũng có thể trao đổi thêm kiến thức nhé.
Câu số 5.3, Đề June 2017. Tóm tắt đề:
Năm 2016, Công ty thu lại khoản nợ đã xóa vào 2015. Biết rằng năm 2015 Công ty đã write off khoản này (Debit Expence/ Cr. Receivable). Cục thuế thanh tra thuế cho năm 2015 không chấp nhận khoản này là chi phí được trừ theo thuế. Năm 2016, Công ty thu lại được khoản này và hạch toán vào Thu nhập khác.
Câu hỏi của đề: Điều chỉnh khoản trên như thế nào đối với Accounting profit before tax.
[U][B]Bài giải của bài này: [/B][/U]Examiner giải loại khoản other income này khỏi accounting profit before tax vì đã chịu thuế ở 2015 rồi. Tuy nhiên, một số bạn mình thấy có các ý kiến sau, mọi người suy ngẫm thử trả lời xem nhé:
1/ Tại sao lại loại khoản này khỏi Accounting profit before tax của 2016? Năm 2015 bị loại là do Công ty không có chứng từ, là lỗi của Công ty. Năm 2016 Công ty ghi vào Other income là đúng vậy tại sao lại điều chỉnh loại?
2/ Khi nào thì write off nợ lại được tính vào chi phí được trừ.
3/ Nếu không write off , cứ để mãi số này trên báo cáo tài chính thì có ảnh hưởng gì đến thuế không?
[Trả lời]: [URL]https://www.patriotsoftware.com/blog/accounting/how-write-off-bad-debt-expense-effects/?fbclid=IwAR22h_UCggnE-AIGMQDgNV6LfmAT-bBarC4QhbQB8bviCxzQ62wFM6fCXSA[/URL]
Theo link trên, write-off có 2 dạng: 1 lập provision và 2 là direct write off (Nợ Chi phí/Có Receivable). Cách Công ty đang làm là Write off trực tiếp. Mọi người còn nhớ theo Luật Việt Nam thì khi có bad debt, cần phải lập dự phòng đúng theo quy định của luật (Cụ thể luật quy định hiện nay là Thông tư 48/2019/TT-BTC) thì sẽ được đưa vào chi phí được trừ. Cách write off trực tiếp không thông qua lập dự phòng đa phần sẽ không được trừ (Nhưng cũng còn tùy case và tùy vào bản chất của chứng từ).
Để dễ hình dung và giải thích thì mọi người hình dung DN nêu trên là DN giải thể và năm 2015, do đó họ bắt buộc phải write off khoản receivable này và không có đủ chứng từ chứng minh nên bị loại (Thực tế là ghi vào chi phí rồi loại khỏi chi phí thì cũng net off với nhau và khoản receivable này đã bị tính doanh thu lúc ghi nhận bút toán Nợ Receivable/Có Doanh thu rồi). Sau khi DN đã giải thể thành công thì sẽ MST sẽ hết hiệu lực, do đó việc có thu lại tiền hay không cũng sẽ không chịu thuế TNDN (Thật ra bản chất là DN đã chịu thuế ở bước ghi nhận doanh thu Nợ Receivable/Có Doanh thu) như mình nói ở trên rồi.
Cách treatment của DN bình thường cũng sẽ tương tự như thế. Năm 2015 ghi vào chi phí và sau đó loại ra thì ảnh hưởng đến P&L cũng bằng 0 và thực tế là khoản receivable này đã bị tính doanh thu lúc ghi nhận Debit Receivable/Cr Revenue. Do đó, khi thu được tiền thì sẽ ghi vào Other income về mặt kế toán (Nợ Cash/ Có Other income), còn về mặt thuế thì chỉ bị đánh thuế một lần nên sẽ không bị tính là taxable income nữa.
Nếu khoản write-off này được trừ giống provision thì khi Công ty thu được tiền thì sẽ bị tính là Other taxable income.
Ngoài ra, nếu write-off payable thì cũng phát sinh Other Taxable Income.
Về mặt thuế TNDN, khi Công ty thực hiện write-off khoản bad debt thì Công ty cần chuẩn bị các chứng từ chứng minh như theo Quy định tại Thông tư 48:
“d) Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau:
– Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).
– Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán. Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.
– Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc thực hiện trích lập dự phòng liên quan đến các khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi.”