Về cách tính chi phí phúc lợi, mình nhận thấy có thể mọi người thấy khó hiểu cách tính “One Month Average Salary”.
Vậy “One Month Average Salary” dùng để làm gì, khi nào tính, và cách tính như thế nào.
Mọi người cứ hiểu đơn giản là từ Thông tư 96/2015/TT-BTC thì Thông tư này đưa ra khái niệm các khoản Phúc lợi chi cho nhân viên bao gồm:
“Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”
Như vậy khi có các khoản chi cho nhân viên, người thân nhân viên liệt kê như trên thì cần cộng hết tất cả lại và so sánh với một tháng lương bình quân. Nếu vượt trên thì phần vượt sẽ không được trừ CIT.
Cách tính một tháng lương bình quân được mình trình bày rất rõ trong file excel CIT. Nhắc lại thì một tháng lương bình quân có thể hiểu là:
1/ Đó phải là deductible employment cost: Quỹ tiền lương thực tế thực hiện bao gồm toàn bộ lương, thưởng, phụ cấp, trợ cấp, thuế TNCN, bảo hiểm bắt buộc Công ty đã khấu trừ nộp Ngân sách Nhà nước.
2/ Như vậy các khoản chi phúc lợi sẽ bao gồm luôn cả khoản trích trước lương, thưởng nhưng thực tế chi trước thời hạn quyết toán thuế TNDN và không bao gồm phần bảo hiểm bắt buộc mà chủ lao động đóng.
Ngoài không vượt quá một tháng lương bình quân thì các khoản chi phúc lợi phải được quy định trong chính sách của Công ty.
Chú ý: Bảo hiểm nhân thọ, hưu trí thì mức chi không vượt quá 3 triệu đồng/người theo quy định của Thông tư 25/2018/TT-BTC.
Thật ra trong quá trình học hay làm việc thì mình vẫn recommend mọi người nhớ KEY WORD, sách mình biên soạn cũng cố gắng trình bày ở mức cô đọng nhất có thể vì thực sự nếu nhớ quy định sẽ không thể nhớ nổi vì khá nhiều quy định cần phải nhớ mà nhớ ĐÚNG keyword là chỉ cần dựa vào đó là tính đúng, hiểu đúng bản chất vấn đề.
Mọi người tham khảo công văn này nhé: