Nghị định 15 được ban hành đem lại quy định về mức giảm thuế GTGT 8%. Theo đó, cơ quan thuế cũng ban hành các quy định về thời điểm lập hóa đơn và áp dụng thuế suất tương ứng. Ở bài viết này, mình xin đề cập đến các quy định liên quan.
1/ Nếu hóa đơn đã lập và kê khai theo mức thuế suất chưa được giảm thì sẽ xử lý thế nào:
[Trả lời]: Người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót. Người bán lập hóa đơn điều chỉnh và căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh hai bên sẽ kê khai thuế
2/ Nếu hàng hóa đã bán, dịch vụ đã hoàn thành trước 01/02/2022 nhưng hóa đơn lập sau đó có được áp dụng thuế suất 8%
[Trả lời]: Không được áp dụng cho các trường hợp hàng hóa đã bán/dịch vụ đã cung cấp trước 01/02/2022 nhưng sang 02/2022 mới lập hóa đơn.
3/ Nếu hóa đơn đã lập trước 01/02/2022 theo đúng quy định nhưng kể từ ngày 01/02/2022 mới phát hiện sai sót, Công ty thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế thì sẽ áp dụng thuế suất nào?
[Trả lời]: Hóa đơn đã lập trước 01/02/2022 theo đúng quy định nhưng kể từ ngày 01/02/2022 mới phát hiện sai sót, Công ty thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh/thay thế thì sẽ áp dụng thuế suất tại thời điểm bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nếu hàng hóa được bán, dịch vụ được cung ứng trước 01/02/2022.
Nguồn: Hướng Dẫn Của Cục Thuế Hà Nội Về Áp Dụng Nghị Định 15.
4/ Nếu Công ty cung cấp dịch vụ theo kỳ (ví dụ dịch vụ tư vấn, tuyển dụng) và đã thu tiền trước 12 tháng của năm 2022, như vậy Công ty có được phép lập 2 hóa đơn áp dụng 2 thuế suất khác nhau. Hóa đơn tháng 01/2022 áp dụng thuế suất 10% và hóa đơn tháng 02/2022 áp dụng thuế suất 8%.
[Trả lời]: Căn cứ theo hướng dẫn tại Công văn 2688/BTC-TCT thì:
– Trường hợp cơ sở kinh doanh ký hợp đồng cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ, đã lập hóa đơn tại thời điểm thu tiền trước ngày 01/02/2022 với thuế suất 10% nhưng dịch vụ hoàn thành trong thời gian từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 thì đối với phần tiền đã lập hóa đơn trước ngày 01/02/2022 không thuộc trường hợp được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT; đối với phần tiền còn lại chưa thanh toán, được lập hóa đơn từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 theo quy định của pháp luật thì được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT.
Căn cứ vào quy định trên, Công ty phải lập hóa đơn áp dụng thuế suất là 10% tại thời điểm thu tiền cho 12 tháng dù dịch vụ được cung cấp/hoàn thành sau đó.
5/ Nếu trả lại hàng thì hóa đơn trả lại hàng sau ngày 01/02/2022 áp dụng thuế suất nào?
[Trả lời]: Đối với các hóa đơn đã lập trước ngày 01/02/2022 với thuế suất thuế GTGT 10%, sau ngày 01/02/2022 phát sinh các nội dung sai sót cần điều chỉnh về tiền hàng, thuế GTGT hoặc trả lại hàng thì hóa đơn điều chỉnh, hóa đơn trả lại hàng được lập với thuế suất thuế GTGT là 10%.
6/ Theo Nghị định 41/2022/NĐ-CP, Công ty được phép lập hóa đơn GTGT với nhiều loại thuế suất khác nhau.
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/T…tu-518076.aspx
“4. Trường hợp cơ sở kinh doanh theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ áp dụng các mức thuế suất khác nhau thì trên hóa đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ thuế suất của từng hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy điểm này đã thay thế cho khoản 4, Điều 1, Nghị định 15 về việc cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng
“Điều 1. Giảm thuế giá trị gia tăng
…
4. Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.”
Như vậy việc lập hóa đơn riêng không còn là điều kiện bắt buộc để giảm thuế GTGT. Do đó, người nộp thuế có thể lựa chọn lập hoặc không lập hóa đơn riêng.